4 cách nhận biết mỹ phẩm có chứa Corticoid CHÍNH XÁC NHẤT
Do thiếu kinh nghiệm và thông tin nên nhiều người kể cả các em mới lớn bị mụn đều là nạn nhân. Mỹ phẩm chứa corticoid đã tạo ra nhiều thế hệ những người có làn da hư hại và lão hóa sớm. Do vậy chúng tôi muốn cảnh báo để người dùng biết cách tự bảo vệ mình tránh khỏi những làn sóng sai trật này.
Corticoid là chất gì?
Thuốc corticoid được đề cập ở đây được gọi đầy đủ là glucocorticoid. Gluco-corticoid là một hormon vỏ thượng thận có tác dụng thúc đẩy tổng hợp glucose từ protid, thải trừ K+, giữ Na+ và kiềm chế tác dụng của ACTH.
Gluco-corticoid tự nhiên có hai loại chính là Cortisol (Hydrocortison) và Corticosteron. Trong lâm sàng, các chế phẩm corticoid đều là dẫn xuất của cortisol hay hydrocortison, còn được tổng hợp từ acid mật, từ thực vật, và tổng hợp hóa dược. Gluco-corticoid gây tác dụng giảm đau gián tiếp thông qua tác dụng chống viêm.
Thuốc corticoid dùng trong điều trị gồm nhiều loại: dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa” hay thuốc “hột dưa” vì thuốc có dạng viên hình hạt dưa), prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…
Do thuốc corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể gây phù, gây rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng, nên người dùng thuốc lâu ngày sẽ béo phì, mặt tròn như mặt trăng, nhưng thật ra cơ thể lại bị teo cơ (đây là các biểu hiện trong hội chứng có tên là Cushing). Thuốc còn gây cảm giác thèm ăn làm cho người dùng thuốc ăn ngon hơn.
Corticoid có các tác dụng phụ nguy hiểm khác như: làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng (dễ bị lao, nếu đã bị lao sẽ làm bệnh nặng thêm, hoặc các bệnh nấm). Đặc biệt, nếu dùng corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết và như thế là rất nguy hiểm. Đối với trẻ con, do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên tác hại do corticoid tăng lên bội phần.
Ở đây, xin được nhấn mạnh về việc sử dụng thuốc bôi ngoài da dạng kem thuốc (crème) hoặc thuốc mỡ (pommade) có chứa dược chất corticoid. Một số biệt dược có thể kể: Cortibion, Celestoderme, Synalar, Halog, Hydrocortisone, Flucinar, Topsyne, Betneval… và còn cả chục tên biệt dược khác. Nếu dùng đúng chỉ định, những thuốc này có thể chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó trị, nhưng ngay cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ, có người dùng sai chỉ định, như dùng để chữa các vết lở loét, dùng trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da!
Nên lưu ý rằng các loại corticoid bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nếu bôi lên da mặt lâu ngày, da mặt mịn màng đâu chẳng thấy mà sẽ thấy bị trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm).
Các cô gái trước tuổi dậy thì nếu bôi lên da diện rộng, lâu ngày bị rối loạn sự phát triển hệ lông. Cũng do corticoid có thể thấm qua da vào máu mà có chống chỉ định (không được dùng) ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Bôi ngoài da ở trẻ, thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi, làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn.
Như vậy, thuốc corticoid tuy có nhiều tác dụng trị liệu rất tốt nhưng đồng thời có nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm. Dùng nó như dùng con dao hai lưỡi. Vì vậy, ta không nên tự ý dùng bừa bãi mà chỉ nên dùng khi có sự chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
Mỹ phẩm chứa corticoid có hại như thế nào đối với da và sức khỏe con người?
Khi vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, Gluco-corticoid đều được hấp thu vào máu. Trong máu, 90% Gluco-corticoid gắn với protein huyết tương và gây tác dụng dược lý tại các cơ quan. Khi đưa vào cơ thể Gluco-corticoid sẽ tác động lên các tuyến như dưới đồi, tuyến yên, tuyến vỏ thượng thận.
Corticoid còn có nhiều tác dụng khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, đến sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, cơ xương, cùng nhiều cơ quan khác nhau. Khi uống thuốc này liên tục và kéo dài, cơ thể có vẻ như mập ra và tăng trọng làm nhiều người cứ tưởng là tốt, tưởng thuốc làm cho tăng cân nên càng lạm dụng thuốc hơn, nhưng thực chất đó là biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.
Vì sao mỹ phẩm lại lạm dùng thành phần Corticoid này?
- Corticoid là dược phẩm chống viêm mạnh, được dùng trị các mụn viêm, mụn mủ. Làm giảm nhờn da mạnh do ức chế nhanh mạnh tạm thời các tuyến bã nhờn, mụn cám nhờ vậy giảm cho đến mất. Làm mất đi chứng dày sần sùi da, mang lại làn căng-mọng-trắng là điều ai cũng thích do tác dụng giữ nước.
- Khi dùng mỹ phẩm có chứa corticoid, làn da trở nên trắng mịn rất nhanh, chỉ trong vòng 12 – 24 tiếng sau khi bôi. Sau đó các loại mụn cám, mụn trứng cá biến mất. Các vết nám, tàn nhang, vết nhăn nhạt màu dần, thậm chí biến mất trong vòng một – hai tuần (tùy nồng độ corticoid cao hay thấp). Làn da cũng căng mọng, khi sờ vào có cảm giác mềm.
- Chi phí thấp: Corticoid rất rẻ, thực tế lại dễ mua tại nhà thuốc tây tại nước ta. Do đó, một số hãng mỹ phẩm cho thành phần này vào để làm tăng nhanh hiệu quả, thu lợi nhuận bất chính.
4 dấu hiệu nhận biết mỹ phẩm chứa chất Corticoid
1/ Nhận biết sớm mỹ phẩm chứa Corticoid
Dấu hiệu sớm: là những dấu hiệu thấy ngay sau chỉ 1 hay 2 ngày cho đến 10 ngày dùng sản phẩm:
- Da láng mịn rất nhanh, căng bóng chỉ sau 1 đêm sử dụng- Tiếp theo là mụn cám biến mất nhanh sau vài ngày sử dụng- Sau đó là da trắng nhanh rõ rệt- Da căng mọng rất đẹp, tay sờ vào da nghe cảm giác da mềm và mọng nước- Những vùng nám mờ nhanh sau vài ngày đến 1 tuần- Những nếp nhăn li ti trên da biến mất, những nếp nhăn sâu trước đó trở nên mờ nhạt rất nhanh sau 7-10 ngày dùng.
2/ Dấu hiệu sau đó chứng tỏ mỹ phẩm chứa corticoid xuất hiện sau đó
Dấu hiệu muộn: thường biểu hiện sau vài tháng đến vài năm hay nhiều năm dùng mỹ phẩm chứa corticoid:
- Da trắng bạch ở vùng mặt (là vùng bôi mỹ phẩm chứa corticoid) rất khác biệt với vùng cổ không bôi corticoid.-
- Da trắng và hai má ửng hồng làm cho người dùng ngộ nhận là da hồng hào đẹp nhưng thật ra đó là hiện tượng các mao mạch đã dãn nở, dễ gây đỏ da sau đó.
- Các gân máu to ngoằn ngoèo xuất hiện rõ trên da, nhiều hay ít tùy trường hợp, khiến hiện tượng đỏ da dễ xảy ra thường xuyên hơn.
- Nám bắt đầu loan rộng ra hai má, ranh giới tiến gần về quai hàm và trước tai, nám tuy nhạt màu nhưng tiến triển lan rộng dần.
- Muộn hơn nữa là vùng nám da ngày càng đậm màu, nám sâu và chuyển biến thành màu nâu xám hay xám chì tùy trường hợp.
- Da rất mỏng và rất mong manh, và bắt đầu xuất hiện những hiện tượng hay nóng rát da.
3/ Hiệu ứng phản hồi khi bạn ngừng sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid
Dấu hiệu khi ngừng sử dụng; hiệu ứng phản hồi corticoid (hiệu ứng rebound):
- Da đỏ-nóng-rát có thể kèm theo ngứa, mức độ nhiều cho đến rất nhiều- Sẩn đỏ dày đặc trên da, có thể có mụn nước li ti hoặc có đầu mủ li ti, rất ngứa và kèm theo nóng rát da nhiều- Da dày lên khô, đóng mày cứng, bong tróc
- Nhiều trường hợp có chảy nước vàng do tiết dịch vì những hạt li ti vỡ ra, kèm theo rất ngứa.
- Bệnh nhân cực kỳ khó chịu, nhiều khi ngứa gãi trầy trợt và tình trạng càng nặng nề hơn.- Bệnh nhân không thể chịu được khi vào chỗ có hơi nóng, sẽ làm đỏ-nóng-rát-ngứa tăng lên càng nhiều
- Các triệu chứng này giảm rất nhanh khi bôi lại SP đã từng bôi có chứa corticoid, hoặc bôi loại corticoid dạng thuốc như Dermovate, Cortibion, Synalar,…..
4/ Thử nghiệm xác định corticoid có chứa trong mỹ phẩm
- Lấy một ít sản phẩm bôi vào vùng da bất kỳ đang bị chàm (da dày lên rất ngứa, khi gãi mạnh thì da bong tróc vảy và rướm dịch vàng và chảy máu)
- Sau đó thấy vùng chàm da lành rất nhanh, hết ngứa, hết dày sừng, da trơn láng trong vòng 1ngày sau khi bôi
- Sau đó 2-3 ngày không bôi tiếp sản phẩm vào vùng chàm ấy nữa, da vùng này bắt đầu ngứa lại và dày lên càng mạnh và càng lan rộng hơn trước khi bôi.
- Các dấu hiệu cho thấy chắc chắn trong mỹ phẩm thử nghiệm có chứa corticoid.
Chăm sóc da khi bị ảnh hưởng corticoid theo gợi ý bác sĩ da liễu
- Tránh chà xát trên da.
- Tránh nhiệt tiếp xúc da, tránh nắng nóng, kể cả thức ăn cay nóng dễ gây dãn mạch xung huyết tăng thêm.
- Tránh tiếp xúc hóa chất, mùi hóa chất (hóa chất bay hơi dạng khí) ô nhiễm không khí, mùi thơm nhân tạo.
- Tránh dùng bất kỳ mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc da nào khác, không trang điểm trong giai đoạn này.
- Tránh uống rượu bia, hải sản.
- Tránh đắp mặt nạ trái cây các loại tự làm.
- Tránh sờ nặn trên da vùng viêm.
- Tránh khói thuốc và màn hình vi tính.
Danh sách kem trộn không an toàn các bạn nên tránh xa ngay
1. Linh Hương (Serum Kiều …)
2. Pizu
3. Lrocre
4. Coco skin care
5. SoHerbs (Vsafe beauty)
6. My Miu
7. Mocha beauty
8. Rossa
9. Top white
10. Misswhite
11. Thy Thy
12. Nelly. P
13. Pure white
14. Ruby white
15. Cherry beauty
16. Collagen white
17. LS cosmetic
18. Luxury girl
19. Diamond beauty
20. DB – skin care
21. Zoley
22. KB one
23. Tys skin care cosmetic
24. White pro
25. CC white
26. S-white
27. M-white
28. Queen perfect
29. Sắc Ngọc Hương (Không phải Sắc Ngọc Khang)
30. Dewdrop beauty
31. 24k gold collagen
32. Venus white
33. Kim Ngân Hoa
34. Magic skin
35. NT white
36. Marcelle annabelle
37. My J pink
38. Body white
39. Phi Thanh Vân
40. Skin care
41. Linh nhâm
42. The gold
43. Jenny
44. Milky cream
45. Frozen
46. Gluta white
47. My cream
48. Pristine white
49. Ultra white
50. Serum collagen
51. Jbeauty
52. Nana white
53. QOB’cre
54. Julia
55. White beauty
65. Top pure
57. Quý phi
……… (còn nữa) …..
Với cách nhận biết kem/ mỹ phẩm chứa corticoid kèm theo danh sách kem trộn chứa corticoid mà webtrangdiem.com vừa chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã biết cách tránh mua phải kem trộn, gây hại cho da rồi nhé!