[CHI TIẾT] Thuế khi mua hàng từ nước ngoài gồm những gì?
Thuế khi mua mỹ phẩm, thời trang, đồng hồ, điện thoại, máy tính và các mặt hàng khác từ nước ngoài về Việt Nam sẽ chịu 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng năm 2019 tham khảo thêm bên dưới.
Thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm những gì?
Khi bạn mua hàng từ nước ngoài về sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và thuế Giá Trị Gia Tăng. Tùy vào từng chủng loại hàng mà hai mức thuế này sẽ tăng giảm hoặc miễn thuế 100% luôn. Trừ hàng hóa sách tay kèm theo khi đi du lịch thì không bị tính thuế, còn lại đều sẽ phải căn cứ vào luận xuất nhập khẩu hàng hóa để tính thuế.
Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài. Khi hàng hóa được chuyển đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng so với khai báo trong tờ khai hải quan và thuế nhập khẩu theo các mức được quy định sẵn mà bạn có thể tra cứu tại trang tra cứu thuế nhập khẩu online.
Thuế nhập khẩu theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng có thể để:
- Chống phá giá để bảo vệ kinh tế nội vùng, chống thất nghiệp.
- Trả đũa các nước đánh thuế hàng hóa nhập khẩu cao.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
- Giảm nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc.
- Cơ sở cho các đàm phán thương mại như thực hiện các ưu đãi hay là trả đũa thương mại như đã nói ở trên vì nó có tính minh bạch và dễ dàng thực hiện.
Nôm na là việc này nhằm giúp bảo vệ nền kinh tế nước nhà hay trả thù kinh tế đối với các nước cần trả thù. Thêm nữa là tạo thêm một nguồn thu cho ngân sách nhà nước để các quan chức cấp cao mang tiền đi phục vụ nhân dân đó mà.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam là 10% giá trị hàng hóa. Thuế này áp cho người tiêu dùng chứ không phải cho doanh nghiệp. Việc người tiêu dùng trả thêm 10% VAT cho người bán hàng và người bán bắt buộc phải nộp 10% này cho nhà nước.
Tất cả người tiêu dùng đều bị áp 10% thuế giá trị gia tăng. Nếu bạn mua hàng lấy hóa đơn VAT mà người bán yêu cầu đóng thêm 5-10% thì có 2 trường hợp
- Người bán hàng không đóng thuế.
- Người bán đã đóng thuế và muốn lấy lý do để kiếm thêm lợi nhuận.
Ở đây, khi nhập khẩu thì bạn sẽ phải đóng thuế VAT cho hàng hóa khi đã cộng thuế nhập khẩu.
Ví dụ: món hàng mua từ AliExpress có giá 1.000.000đ
+ 15% thuế nhập khẩu = 1.000.000 + 150.000 = 1.150.000(đ)
+ 10% thuế VAT = 1.150.000 + 115.000 = 1.265.000(đ)
Cách tính thuế nhập khẩu hàng hoá như sau
Có hàng trăm ngàn sản phẩm hàng hóa tồn tài và có chia theo danh mục thì nó cũng là hàng trăm chủng loại hàng hóa. Và mỗi ngày đều có các sản phẩm mới ra đời nên việc chia chủng loại là rất khó khăn. Trừ Hải Quan và những người làm ở cục Xuất nhập khẩu hàng hóa thì khó ai có thể rõ các mức thuế áp cho từng loại hàng hóa.
Việc trả lời các bạn là dựa trên kinh nghiệm chứ không thể đúng được tuyệt đối 100%, cụ thể biểu thuế bạn có thể tham khảo thêm mức thuế cho từng loại hàng hóa bên dưới
Mức thuế nhập khẩu một vài chủng loại hàng:
Mặt hàng | giá sản phẩm | Mức thuế NK | Thuế VAT | Tổng thuế |
Điện thoại, Laptop, Máy tính | 1.000.000 | 0% | 10% | 1.100.000 |
Quần áo | 1.000.000 | 20% | 10% | 1.320.000 |
Giày dép | 1.000.000 | 30% | 10% | 1.430.000 |
Mỹ Phẩm, Nước hoa | 1.000.000 | 18-22% | 10% | … |
Chính xác nhất là bạn tra cứu thuế nhập khẩu online hoặc mua 1 quyển biểu thuế nhập khẩu 2019 về tra cứu. Nhưng mua gì thì mua hãy nhớ là tránh các danh mục hàng cấm nhập khẩu ra nhé.