[Lưu ý] 5 thành phần có hại trong mỹ phẩm cần CHECK trước khi dùng
Chất độc hại trong mỹ phẩm cần tránh như dầu khoáng, cũng được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum, Silicone mà thường được ghi là Dimethincone hoặc Cyclomethicone…
Mỹ phẩm gồm những loại cơ bản nào?
- Mỹ phẩm trang điểm: Gồm phấn nền, phấn phủ, kem lót, son môi, bóng mắt, mascara, chì kẻ môi – mắt, má hồng.
- Mỹ phẩm chăm sóc da: Có tới 80% mỹ phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu này. Chúng giúp kéo dài quá trình lão hoá da hoặc là “cứu tinh” cho những làn da quá nhờn, quá khô, da nhăn, sần sùi, dễ bị dị ứng…
- Kem chống nhăn: Tác dụng chính là đẩy lùi, làm mờ các vết nhăn, tẩy lớp tế bào chết, trả lại sự trẻ trung cho làn da. Kem củng cố các mô liên kết giữa các tế bào làm cho da mềm mại và săn chắc hơn.
- Vệ sinh da: Có mục đích giữ cho da sạch sẽ, thơm tho như xà phòng, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, nước hoa…
Ngoài ra, còn có kem chống trắng, kem dưỡng kết hợp với đặc trị bệnh ngoài da, kem dưỡng dành cho ban ngày và ban đêm.
5 thành phần độc hại có trong mỹ phầm bạn gái cần biết
Phái đẹp luôn muốn sở hữu một sản phẩm kỳ diệu, đem lại sự trẻ trung và xinh đẹp. Để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp là điều vô cùng khó khăn. Các loại mỹ phẩm dưỡng da, trang điểm tràn ngập thị trường, với các “công nghệ tiếp thị” tuyệt vời về hiệu quả tức thì. Tuy nhiên các bạn gái lại không biết hoặc không để ý đến các thành phần làm ra các sản phẩm ấy có chứa các chất độc hại, gây tổn thương làn da và cơ thể.
[adinserter block=”1″]
Sau đây là một số chất thường thấy trong mỹ phẩm mà chúng ta cần hạn chế tiếp xúc:
1/ Thành phần dầu khoáng/ Mineral oil
Mineral oil : Dầu khoáng, cũng được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum /paraffin oil/ cera microcristallina,…
Mục đích/Sử dụng: Mineral oil là khoáng dầu, được làm từ dầu hỏa thô (đun dầu hỏa lên đến khoảng 210°C và từ đó lọc ra thành nhiều thành phần dầu), chất này có tác dụng làm mềm da, thường gặp trong các sản phẩm dưỡng ẩm, kem nền, sữa tẩy trang, son dưỡng môi
Tác hại: Ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Giải pháp: Hiện nay, các sản phẩm không dùng dầu khoáng mà thay bằng dầu nền khác như nước, sáp ong,… rất nhiều. Hãy đọc kĩ thành phần và tránh xa các sản phẩm có mineral oil, đặc biệt là nếu bạn sở hữu làn da dầu nhé!
2/ Thành phần Parabens
Chúng ta thường bắt gặp các loại parabens phổ biến như: Propylparaben, butylparaben và isobutylparaben.
- Mục đích/ Sử dụng: Là chất bảo quản giúp mỹ phẩm có hạn sử dụng lâu dài.
- Tác hại: Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, hoạt động của estrogen, ít nhiều liên quan đến chức năng sinh sản của bạn gái và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Các sản phẩm có chứa: Hầu hết mỹ phẩm đều có parabens, từ xà phòng, sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc cơ thể, chăm sóc tóc, đến kem đánh răng và sản phẩm khử mùi cơ thể.
- Giải pháp: Hiện nay trên thị trường đã có những dòng sản phẩm không chất bảo quản (parabens-free) để bạn lựa chọn. Mặt khác, nếu parabens xuất hiện cuối cùng trong danh sách thành phần thì bạn cũng không cần quá lo lắng, vì điều này có nghĩa lượng chất bảo quản trong sản phẩm cực ít.
3/ Hương liệu tổng hợp
Thường được ghi trong danh sách thành phần là fragrance hoặc parfume. Mục đích/ Sử dụng: Kết hợp các thành phần hóa học dùng để tạo ra hương thơm nhân tạo cho mỹ phẩm
- Tác hại: Có thể gây ra hiện tượng dị ứng, đau đầu, choáng váng, phát ban (đặc biệt là trẻ nhỏ), khó thở và có thể ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản. Các sản phẩm có chứa: sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cơ thể, nước hoa.
- Giải pháp: Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm fragrance – free, hãy lựa chọn thông minh nhất là khi bạn thuộc tuýp người dễ bị dị ứng nhé!
3/ Silicone
Ít khi xuất hiện dưới cái tên Silicone mà thường được ghi là Dimethincone hoặc Cyclomethicone.
- Mục đích/ Sử dụng: Che phủ lỗ chân lông, làm da láng mịn, mượt mà, che khuyết điểm trên da.
- Tác hại: Nếu dùng nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn, làm da dầu ngày càng dầu thêm. Nếu hít phải lượng lớn và thường xuyên có thể gia tăng nguy cơ ung thư. Các sản phẩm có chứa: Hầu hết các sản phẩm trang điểm dành cho da mặt như kem lót, kem nền, che khuyết điểm,…
- Giải pháp: Silicone được FDA cho phép sử dụng với liều lượng thích hợp, do đó hạy chọn những sản phẩm có chất Dimethincone hoặc Cyclomethicone càng gần cuối danh sách thành phần càng tốt nhé!
4/ DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine) / TEA (Triethanolamine)
Mục đích/ Sử dụng: Là các chất phụ gia có công dụng tạo bọt.
- Tác hại: Gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.
- Các sản phẩm có chứa: Sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…), TEA được dùng trong rất nhiều loại mỹ phẩm (kem chống nắng, mascara, phấn mắt, kem nền,…)
- Giải pháp: Chọn các sản phẩm càng tự nhiên càng tốt (natural hoặc organic), trường hợp các chất này nằm ở cuối danh sách thành phần thì bạn vẫn có thể sử dụng do lượng không đáng kể.
5/ Talc (hydrous magnesium silicate)
Là một chất ngậm nước, chất này được chính phủ Canada liệt vào danh sách các chất độc hại. Tuy vậy, với hàm lượng nhất định, nó vẫn được dùng cho một số sản phẩm phấn dạng bột như phấn rôm, phấn mắt… Hạt talc có chứa amiăng, tăng khả năng bị mắc các bệnh hô hấp và ung thư buồng trứng.
SLS (Sodium lauryl sulfate) / SLES (Sodium laureth sulfate)
- Các chất này giúp tạo bọt cho sản phẩm. Da tiếp xúc nhiều với hoá chất SLS/SLES có thể bị kích ứng, các chất hoá học dễ thấm vào cơ thể. Ngoài ra, khi xâm nhập vào da, chúng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn…
- Để các chất độc hại trong mỹ phẩm không ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn nên lựa chọn các sản phẩm làm đẹp có uy tín. Chỉ sử dụng các sản phẩm không gây dị ứng, còn hạn sử dụng, không có dấu hiệu lạ. Thêm vào đó, không quá lạm dụng vào mỹ phẩm mà nên sử dụng những phương pháp làm đẹp tự nhiên.
6/ Formaldehyde
Thông thường cơ thể con người sản xuất ra formaldehyde nhưng chỉ với một lượng nhỏ và vô hại. Một khi tiếp xúc quá nhiều với formaldehyde có thể dẫn tới dị ứng ở mắt, mũi, cổ họng và da, nguy hiểm hơn còn gây ra bệnh hen suyễn. Formaldehyde cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều dạng ung thư khác nhau. Mormaldehyde có trong một số sản phẩm như dầu dưỡng tóc.
7/ Hóa chất trong kem chống nắng
Những hóa chất này giúp chống lại các tia cực tím. Chúng được cơ thể hấp thu rất dễ dàng nhưng có thể gây rối loạn nội tiết, làm tổn hại các tế bào và dẫn đến ung thư. Tên thường gặp của các hóa chất này là benzophenone, PABA, avobenzone, homosalate và ethoxycinnmate. Chúng thường được tìm thấy trong các sản phẩm chống nắng.
8/ Chì
Một số mỹ phẩm cũng có thể chứa chì, loại hóa chất gây ra hàng loạt tác hại cho cơ thể. Tiếp xúc lâu dài với chì có thể dẫn đến ung thư, gây tổn hại trong quá trình mang thai cũng như dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau đầu và khó chịu. Nó còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em.
9/ Màu tổng hợp
Màu tổng hợp cũng hại sức khỏe, có thể gây kích ứng và dị ứng ở da. Không nên sử dụng thường xuyên bất cứ loại mỹ phẩm chứa màu tổng hợp nào.
Cách chọn mua mỹ phẩm tốt, chất lượng và chính hãng
Nên mua sản phẩm của các hãng thông dụng trên thị trường, không nên dùng các sản phẩm lạ bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Mua tại các đại lý chính thức tuy giá cao hơn nhưng bù lại, chất lượng được bảo đảm, yên tâm sử dụng.
Đối với kem dưỡng, nếu thấy màu đã ngả sang vàng và có ánh bạc thì lọ kem đã quá hạn sử dụng. Bạn nên phân biệt cẩn thận giữa màu hơi nâu nhạt hoặc rất nhạt của các loại kem dưỡng còn tốt, đang trong thời hạn sử dụng với màu hơi vàng của lọ kem đã quá đát.
Khi mua mỹ phẩm, bạn nhớ tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau:
- – Phải để ý đến bao bì (không được rách nát, sờn cũ và phai màu chữ).
- – Sản phẩm phải còn nguyên dấu bảo đảm (dán kín trên nắp hộp).
- – Khi mua son môi nên tinh mắt phân biệt cây son thật và giả, cũ và mới. Nếu một thỏi son đã rịn mồ hôi, không còn độ bóng thì đó là son cũ hoặc quá đát.
- Nếu thoa son lên môi mà có cảm giác rít, dính dính là son đã hỏng. Nếu vẫn tiếp tục dùng sẽ có hại cho da môi. Son giả khiến bạn có cảm giác nóng ở môi, làm môi khô và không có độ mịn. Dùng một thời gian, cây son dễ gãy, bở.
- Kem dưỡng da khiến người sử dụng có cảm giác nhầy, quá nhờn. Sau hai hoặc ba giờ bôi mà kem vẫn cứ nhầy bóng, không thẩm thấu qua da thì đó là hàng giả.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng
Trước khi mua một loại kem dưỡng da hoặc sản phẩm đặc trị các bệnh về da, bạn cần hiểu rõ bản chất da của mình. Không nên thấy người khác dùng mình cũng mua theo. Hãy chọn mua loại hợp với chất da của mình.
Nếu bạn thuộc loại da dễ bị kích thích dị ứng, trước khi dùng một loại mỹ phẩm nào nên thoa một lớp lên phần da mu bàn tay. Để yên trong ba tiếng xem có bị mẩn ngứa gì không. Nếu vẫn thấy bình thường hãy sử dụng.
Trước khi dùng mỹ phẩm dành cho da mặt, bạn cần thử kỹ hơn. Thoa vào vùng da ở mặt trước theo cẳng tay, gần nếp gấp khuỷu hoặc mặt trong cánh tay.
Thoa theo chỉ dẫn trên bao bì mỹ phẩm trong một tuần liền. Nếu trong thời gian bôi, xuất hiện những phản ứng mẩn đỏ, đau rát, sưng… chứng tỏ sản phẩm đó gây kích ứng với da bạn.
Một mỹ phẩm có thể gây dị ứng cho người này nhưng không gây dị ứng cho người kia. Những người có bệnh chàm, suyễn, dễ bị dị ứng mỹ phẩm hơn những người khác.