Cách trị nứt gót chân nặng tại nhà HIỆU QUẢ NHẤT
Trị nứt gót chân nặng hiệu quả nhất tại nhà bằng chanh, mật ong, dầu dừa, Glyxerin.. giúp nhanh chóng mềm da vùng gót, giúp da gót chân mịn màng không còn vết nứt.
1. Nguyên nhân gây nứt gót chân thông thường
Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Căn bệnh này ít được nhiều người quan tâm đúng mức vì chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nhưng khi gặp một số điều kiện thuận lợi như tiếp xúc nhiều với nước, thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh, nó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao động. Các triệu chứng càng nghiêm trọng nếu phần da bao quanh viền ngoài của gót dày lên hoặc bị chai nhiều hơn. Trong trường hợp nặng, các vết nứt có thể gây chảy máu, thậm chí do tổn thương sâu, vi khuẩn và virut xâm nhập có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.
[adinserter block=”1″]
Nứt gót chân do trời khô
Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, nhưng tựu chung có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là: da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Cụ thể, do thời tiết mùa đông quá lạnh lại hanh khô khiến da khô và mất nước.
Gót chân thường bị mất độ ẩm tự nhiên do: Không giữ ẩm cho bàn chân thường xuyên, cơ thể bị mất nước hoặc không uống đủ nước, sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân… làm lớp da bên ngoài chân dày lên và dễ khô nứt.
Nguyên nhân gây nứt gót chân đi nhiều, đứng lâu
Trong khi đó, áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ: đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó “dạt” sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt. Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân… khiến gót chân rất dễ bị nứt.
Người mắc một số rối loạn hoặc các loại bệnh như suy giáp, bệnh vẩy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường… cũng có thể dẫn đến nứt gót chân. Người dùng thuốc kháng histamin và thuốc lợi tiểu cũng được xem là có hiện tượng gót khô. Loại trừ nguyên nhân lão hóa do tuyến mồ hôi ở bàn chân giảm hoạt động, người trẻ nếu thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể khiến gót chân bị nứt nẻ.
Ngoài ra, các yếu tố môi trường xung quanh như tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời rất lạnh hoặc nóng, trong khi môi trường trong nhà quá khô cũng có thể gây nứt gót chân. Một số nguyên nhân khác là phụ nữ đi dép hở gót mỗi ngày hay không chăm sóc và duy trì vệ sinh chân đúng cách cũng tạo đà cho lớp da gót chân dày, chai, gặp khi trời hanh khô rất dễ bị nứt.
2. Hướng dẫn 7 cách trị nứt gót chân nặng hiệu quả nhất hiện nay
Những vết nứt gót chân thường khiến phái đẹp không tự tin khi diện đồ, đặc biệt là những đôi guốc hở gót. Đi bộ bằng giầy quá chật hoặc đi trên nền gồ ghề có thể khiến những vết nứt trở nên tồi tệ hơn. Đối với nhiều phụ nữ, nứt gót chân xuất hiện khi tuổi ngày một nhiều. Trên thực tế, nếu bạn tập thể dục hoặc đi bộ mỗi ngày không những không xóa bỏ được nứt gót chân mà chỉ khiến chúng rơi vào tình trạng xấu hơn. Dưới đây là một vài gợi ý đơn giản giúp bạn chữa lành những vết nứt gót chân hiệu quả, hãy cùng tham khảo nhé!
Trị nứt gót chân bằng Glyxerin, kem tươi và mật ong
Đây là bộ ba dưỡng chất cực mạnh trong việc đánh lùi khô ráp và lấp đầy những vết nứt gót do thời tiết khô lạnh. Không những thế, mật ong còn là chất kháng khuẩn giúp bạn thoát khỏi tình trạng sưng tấy do viêm nhiễm từ các vết nẻ sâu gây nên.
Chuẩn bị một lượng tương đương: glyxerin, kem tươi và mật ong. Trộn đều chúng lại sau đó bôi nhẹ nhàng hỗn hợp này vào chân và để như thế trong khoảng 15 phút. Rửa sạch lại bằng nước ấm và làm mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Chữa nứt gót chân bằng dầu mè
Có thể bạn chưa biết, dầu mè chứa một hoạt chất dưỡng ẩm vô cùng hiệu quả. Loại dầu này vừa nhẹ nhàng làm mềm da, vừa giúp bào mòn các tế bào chết giúp da vùng gót chân mỏng mịn và hồng lên tự nhiên.
Mỗi ngày bạn nên massage gót chân với dầu mè trước khi đi ngủ, vừa giúp lưu thông máu, thư giãn và dưỡng ẩm nhẹ nhàng.
Trộn glycerin và rosewater trị nứt gót
Đây là hỗn hợp hóa học khá an toàn trong việc chăm sóc da. Bạn có thể mua ở các hiệu thuốc và trộn chúng với nhau, thoa vào gót chân mỗi ngày. Hỗn hợp này giúp làm dịu và nhanh chóng trị lành vết nứt.
Chanh và nước ấm chữa nứt gót chân
Chanh chứa nhiều axit tự nhiên, vừa làm nhiệm vụ tẩy rửa làm sạch các bụi bẩn ở chân, vừa kháng khuẩn, lại đóng vai trò tích cực trong việc dưỡng mềm và chống nứt nẻ gót. Ngâm chân trong nước ấm có vắt 1 nửa quả chanh sau đó rửa sạch với đá mài và xà phòng, thực hiện 2 lần/tuần để đật hiệu quả tốt nhất.
Cách trị nứt gót chân bằng dầu dừa
Dầu dừa không chỉ dùng để chăm sóc tóc và da mặt, nó còn là nguyên liệu tích cực trong việc làm mềm đẹp vùng da gót chân. Trong dầu dừa có chứa một hoạt chất dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho việc chăm sóc da mọi vùng trên cơ thể.
Xoa bóp gót chân với dầu dừa mỗi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch. Bạn sẽ cảm nhận được tác dụng tuyệt vời mà dầu dừa mang lại.
Trị nứt gót chân bằng mật ong, muối biển
Chuẩn bị: – 1 thìa cà phê mật ong – 1 thìa cà phê muối biển (không có thì có thể dùng muối tinh) nhưng muối biển chứa nhiều vi khoáng chất như Kali, Magie, Lưu huỳnh… khác với muối ăn (hay muối tinh) chỉ chứa Natri và Clo vì đã được lọc bỏ bằng hóa chất. Muối biển tốt cho sức khỏe hơn. – 1 thìa canh bột yến mạch (hoặc bột gạo) – 2 giọt tinh dầu oải hương Cách làm: – Lấy một chậu nước ấm khoảng 50-60 độ. Hòa tất cả các nguyên liệu trên vào chậu nước. – Ngâm chân trong vòng 15-20 phút. Thỉnh thoảng massage nhẹ gót chân để loại bỏ da chết. – Sau khi ngâm chân, lau khô rồi dưỡng ẩm với dầu olive (loại extra virgin). Rồi để chân thoáng khi đi ngủ.
Trị nứt gót chân bằng nước hoa hồng
Nước hoa hồng là sản phẩm dưỡng da rất quen thuộc với phái đẹp bởi công dụng dưỡng ẩm và làm mềm da rất tốt. Bạn trộn đều nước hoa hồng với glycerin và thoa lên gót chân trong vòng 20 phút. Sau đó rửa lại chân bằng nước thường. Nếu đều đặn thực hiện phương pháp này mỗi ngày, bạn sẽ sở hữu đôi gót sen mềm mại và mịn màng tuyệt vời chỉ trong vòng một tháng.