Chữa môi nứt nẻ vào mùa đông: Bí quyết từ tự nhiên
Mùa đông hanh khô khiến cho làn da thiếu độ ẩm, môi cũng trở nên nứt nẻ, vừa đau đớn vừa mất thẩm mỹ. Chữa môi nứt nẻ vào mùa đông như thế nào? Webtrangdiem sẽ bật mí cho bạn nhé!
Chữa môi nứt nẻ vào mùa đông bằng phương pháp tự nhiên
Mật ong
Mật ong chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và đặc biệt là chúng có khả năng dưỡng ẩm và trị khô nẻ môi cực tốt. Chỉ cần lấy 1 chút mật ong thoa môi trước khi đi ngủ. 30 phút sau đó rửa lại với nước ấm và bạn sẽ thấy hiệu quả vào sáng hôm sau.
Nha đam
Không chỉ tăng cường độ ẩm, giúp làm lành các vết nứt gây đau trên môi một cách nhanh chóng mà chúng còn xóa tan sắc tố thâm sạm để môi hồng hào, căng mọng.
Vitamin E
Vitamin E dạng viên nang, dùng kim chọc 1 lỗ nhỏ, nặn ra rồi thoa lên môi trước khi đi ngủ và để qua đêm. Sáng ra bạn sẽ thấy làn môi thật mịn màng. Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, giúp làm mềm và tăng độ đàn hồi cho môi.
Dầu dừa
Dầu dừa giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống các virus có hại, đồng thời còn dưỡng ẩm rất hiệu quả cho đôi môi. Vì vậy, dầu dừa cũng được rất nhiều người sử dụng để chữa môi nứt nẻ vào mùa đông, dưỡng môi…
Dưa chuột
Dưa chuột không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt, dưỡng da mà nó còn có tác dụng làm chữa môi nứt nẻ vào mùa đông, giảm sưng do khô nẻ gây ra. Hãy thực hiện thường xuyên nếu hiệu quả sẽ giúp đôi môi mịn màng trở lại nhanh chóng
Bí quyết làm mềm môi vào mùa đông
Cung cấp những thức ăn giàu Vitamin A, B2, C
Thiếu hụt Vitamin A, B2, C sẽ khiến môi bị bong, nứt nẻ, chính vì thế bạn nên cung cấp cho cơ thể những loại vitamin trên bằng cách ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, các loại củ quả có màu đỏ, các loại đậu xanh, đậu đen, các loại hạt và các sản phẩm sữa vào thực đơn hàng ngày để giúp đôi môi luôn căng mọng và luôn khỏe mạnh.
Không liếm môi, dùng tay lột da môi
Như một thói quen, chúng ta thường liếm môi để tạo ra độ ẩm khiến cho bản thân thấy dễ chịu hơn. Nhưng đó là một sai lầm lớn vì liếm môi chỉ khiến môi thêm nứt nẻ bởi vì theo phân tích của các bác sĩ, thành phần nước bọt có chứa amylase (một loại men tinh bột) khi liếm môi, một lớp hồ mỏng từ chất này được tạo ra, bao phủ lấy môi, lúc đầu sẽ khiến ta có cảm giác môi mềm hơn, tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí, nước trong dịch sẽ bay hơi, chỉ còn lại chất amylase dính trên bề mặt môi. Chính chất này làm cho môi bị co lại và khô ráp hơn trước. Vậy nên chúng ta cần phải từ bỏ ngay thói quen xấu này.
Ngoài liếm môi, một thói quen xấu chị em thường mắc phải là dùng tay bóc các lớp môi khô. Tay thường là nơi chất chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, khi dùng tay bóc các lớp biểu bì ở ngoài sẽ gây tổn thương môi và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập môi. Không dừng lại ở đó, lớp biểu bì non vừa lột môi xong rất mong manh, do tác động khắc nghiệt có thể dẫn đến thâm môi, khô môi, làm bào mòn lớp biểu bì. Vì vậy, chúng ta không nên dùng lưỡi liếm môi hoặc dùng tay bóc khi thấy môi bị khô.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Đây là một mẹo chữa khô nứt môi đơn giản nhất. Nước rất cần thiết cho cơ thể bạn nên cố gắng uống 1-2 ly nước vào sáng sớm lúc dạ dày rỗng. Trước khi đi ngủ cũng có thể uống ít nhất một ly nước. Điều này sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố và cung cấp đủ nước suốt cả ngày.
Chữa môi nứt nẻ vào mùa đông thực sự không cần đến những thỏi son cao cấp, đắt tiền. Chỉ cần bạn biết cách từ bỏ những thói quen không có lợi và áp dụng mẹo kể trên là môi sẽ mềm mại, mượt mà.