Cách chữa da mặt bị dị ứng thời tiết CỰC HIỆU QUẢ
Hướng dẫn trị da mặt bị dị ứng thời tiết, chăm sóc da mặt cần lưu ý không cho tay sờ lên da mặt, để tóc xõa vào da mặt, đắp mặt nạ, ngưng sử dụng mỹ phẩm.
Da mặt bị dị ứng thời tiết do đâu?
Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa… là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng. Dưới đây là các dấu hiệu khi bị dị ứng và cách xử trí.
Dấu hiệu dị ứng thời tiết dễ nhận biết nhất là da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột. Các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt… là nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Trường hợp nguy hiểm khi bị dị ứng thời tiết là nổi mề đay cấp tính. Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Khi có dấu hiệu nổi mề đay cấp tính, người bệnh cần được nhanh chóng cấp cứu lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế nơi gần nhất trước khi quá muộn.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, bạn cũng dễ bị viêm mũi dị ứng với các dấu hiệu hắt hơi sổ mũi, chảy nước mắt. Một số người còn bị đau đầu…
- Nổi mụn: đây là tình trạng phổ biến nhất mà dị ứng da mặt mang đến, những tác nhân gây bệnh có thể làm tăng tiết bã nhờn, bịt kín lỗ chân lông, làm cho da luôn trong tình trạng “ nghẹt thở”.
- Viêm da dị ứng: nếu thấy trên da xuất hiện những mảng hồng ban, đi kèm mụn nhọt, trứng cá và bỏng nước gây cảm giác khó chịu. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng da.
- Mề đay: các dấu hiệu của mề đay cũng có thể đến khi bạn bị dị ứng da mặt, các nốt sẩn màu hồng lột hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng sẽ xuất hiện trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Chàm tiếp xúc: tình trạng này sẽ làm da mặt bạn xuất hiện từng mảng hồng ban đi kèm theo bỏng nước xuất hiện.
- – Khô, sạm da:Tình trạng da trở nên khô ráp và tróc vảy đồng thời khiến da bị sạm đen do hắc sắc tố trên da bị gia tăng.
- Lão hóa: tình trạng dị ứng da mặt nếu để kéo dài mà không được chữa trị kịp thời rất dễ khiến da trở nên khô, nhăn, các đốm nâu xuất hiện ngày càng nhiều.
- Sốc phản vệ: hiện tượng này rất hiếm gặp những là nguyên nhân có thể gây nên tử vong cho người sử dụng. Nó khiến cho cơ thể cảm thấy khó thở, buồn nôn, phát ban và sưng đỏ trên da, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng cho các cơ quan khác.
Làm gì khi da mặt bị dị ứng thời tiết?
1/ Ngưng sử dụng mỹ phẩm khi bị dị ứng thời tiết
Tuyệt đối không gây kích ứng da mặt như: cho tay sờ lên da mặt, để tóc xõa vào da mặt, đắp mặt nạ…
- Cần ngưng sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm,hóa chất để tránh tăng tình trạng dị ứng do các hoạt chất trong sản phẩm hóa mỹ phẩm gây nên.
- Bảo vệ da mặt khi tiếp xúc với nắng, khói bụi, vê sinh da mặt sạch sẽ khi trang điểm, đắp mặt nạ hoặc tiếp xúc với các dị nguyên gây hại.
2/ Không tẩy tế bào chết và rửa mặt bằng nước muối
- Không được rửa mặt bằng nước muối loãng: thông thường người bị dị ứng da mặt thường được khuyên sử dụng nước muối loãng để rửa mặt nhằm loại bỏ vi khuẩn có hại có thể làm da mặt bị tổn thương thêm. Điều này hoàn toàn sai bởi da những người bị dị ứng đã bị tổn thương lại đi rửa nước muối loãng chỉ làm cho da người bệnh bị tổn thương nặng hơn và làm cho da người bệnh bị khô rát khó chịu hơn.
- Tẩy tế bào chết: với những trường hợp bị dị ứng da mặt, da mặt cần có thời gian để tái tạo tế bào da để lành vết thương do vậy việc tế bào chết sẽ phá hỏng quá trình tái tạo da, khiến hiện tượng dị ứng càng nặng thêm.
- Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid: dị ứng da mặt phải khắc phục dần dần từ bên trong, việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da chỉ có tác dụng tức thời làm dịu bớt các vết tích bên ngoài. Do đó khi ngừng sử dụng thì tình trạng dị ứng có thể lại tái phát, đặc biệt việc lạm dụng có thể làm phá hỏng tế bào da, khiến da bị lão hóa da mặt trở lên xấu xí, nhăn nheo, chảy xệ.
Phòng dị ứng thời tiết bằng cách nào?
Dị ứng thời tiết xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa, hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Các triệu chứng dị ứng xảy ra ở từng người không giống nhau nên khi phát hiện triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm cách ứng phó để phòng tránh nguy cơ vùng dị ứng lan rộng. Đối với các trường hợp bị dị ứng thông thường, một số mẹo nhỏ sau đây hy vọng sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
1/ Dùng khoai tây trị dị ứng thời tiết
Ngay khi thấy có biểu hiện dị ứng đầu tiên, bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết tự rút lui. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha chanh với 1 cốc nước ấm cùng một chút mật ong vào trong nước chanh, uống vào buổi sáng sớm khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
2/ Nên uống nước trái cây
Nước hoa quả cũng được xem như một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Uống nước ép trái cây thường xuyên cũng là một biện pháp giúp hệ miễn dịch mạnh khỏe để chống lại các bệnh dị ứng. Bạn cũng có thể dùng 1 – 2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong. Cách này có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng. Nên tránh hút thuốc, dùng đồ uống có cồn, tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa… là những yếu tố nguy cơ cho bệnh dị ứng khởi phát.
Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa trị dị ứng.
Tùy từng loại dị ứng thời tiết mà bạn mắc phải, sẽ có biện pháp dự phòng khác nhau. Ví dụ để phòng tránh các cơn viêm mũi xoang dị ứng, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Nên giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục. Tránh tiếp xúc với chó mèo, phấn hoa, bụi, khói thuốc… Nếu ngồi trong máy lạnh thì bạn chỉ nên chỉnh nhiệt độ chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời. Cũng nên dự trữ sẵn các thuốc chống dị ứng phòng khi thời tiết thay đổi và uống thuốc ngay từ khi có biểu hiện nhẹ. Còn khi có triệu chứng nặng thì cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được tư vấn dùng thuốc.
tu khoa
- cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản
- di ung thoi tiet uong thuoc gi
- da bị dị ứng nổi mẩn đỏ
- da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa