Trị nám

Nguyên tắc chọn chống nắng thành phần phù hợp từng loại da chuẩn nhất

Khái niệm cần biết về chỉ tia UVA, UVB, chỉ số SPF, PA của kem chống nắng & cách chọn kem chống nắng phù hợp cho da nhờn/ nhạy cảm/ khô/ mụn & các bôi kem chống nắng đúng để bảo vệ da khi ra ngoài trời.

Ánh nắng mặt trời tác hại đến da như thế nào?

Ánh nắng mặt trời là nguồn phát ra tia tử ngoại (hay còn gọi là tia cực tím – tia UV). Loại tia này chính là tác nhân gây nên rất nhiều tác hại cho làn da. Mức tác hại của tia UV phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc với ánh sáng, và việc da có được bảo vệ hay không. Nếu không bảo vệ da khỏi tia nắng mặt trời, chỉ cần vài phút tiếp xúc mỗi ngày theo thời gian sẽ tạo ra những thay đổi đáng chú ý cho da. Tàn nhang, đồi mồi, gân máu, da thô, nếp nhăn, mất collagen, sừng hóa đều có nguyên nhân do ánh nắng mặt trời và chắc chắn một điều rằng ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da.

tac-hai-cua-tia-uva-uvb

Cơ chế tác động cơ bản như sau: Khi ánh nắng mặt trời tác động đến các vùng da, ngay lập tức, các tế bào da sẽ phản ứng ngược lại bằng cách tăng sản sinh Melanin – sắc tố quyết định màu da. Melanin càng nhiều, da càng bị sậm đen.

Có 3 loại tia cực tím là UVA, UVB và UVC. Tia UVC có khả năng gây ung thư cao nhất nhưng bị tầng ô zôn hấp thụ và phản xạ nên không đến được mặt đất. Tuy nhiên hiện tại có nhiều nơi tầng ô zôn bị thủng hoặc bị mỏng thì nguy cơ từ UVC là rất lớn. 99% các loại kem chống nắng không có tác dụng chống UVC. Ở phạm vi bài này chúng ta chỉ nói về UVA và UVB.

Tia UV, UVA, UVB là gì?

UV (Ultra Violet), gọi chung là tia tử ngoại, gồm có A,B,C. Tia UV chiếu xuống đến mặt đất và hấp thu vào da người nhiều hơn cả là UVA và UVB.

UVA (Ultraviolet A : Tia cực tím bước sóng A): Tia cực tím bước sóng A khiến da của chúng ta bị hình thành các nếp nhăn. 95% tia nắng mặt trời là tia UVA.

UVB (Ultraviolet B: Tia cực tím bước sóng B): Tia cực tím bước sóng B  gây bỏng da và ung thư da. Kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì khả năng ngăn chặn tia UVB càng lớn.

UVA có dải sóng dài hơn UVB, cho nên UVA hấp thụ xuống sâu dưới da hơn so với UVB. Từ đó, UVA tích tụ gây 1 số bệnh ung thư nguy hiểm (cả ở da-chủ yếu trên mũi) và cả ở mắt, sạm da lâu dài, nốt tối màu (ung thư da lành tính). UVB gây phần lớn sạm da, tàn nhang (vì khi chịu tác động của tia này càng mạnh, tế bào da phải tăng cường sản sinh Melanin càng nhiều để phản ứng ngược lại) và hầu hết các dạng ung thư còn lại.

Chỉ số SPF để dành cho chỉ số chống nắng UVB, còn nếu ko nhắc đến là SPF cho UV nào, thì ta ngầm hiểu chỉ chống nắng cho UVB mà thôi.

Tác hại của tia UVA và UVB?

Thành phần chính của ánh sáng mặt trời là tia UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên, UVC đã bị tầng khí quyển hấp thu hết, chỉ tính đến tia UVA và UVB, đóng một vai trò quan trọng trong việc gây tổn thương trên da.

Tia UVA tác động đến phần sâu của da

Tia UVA chiếm thành phần chính trong tia nắng. Thời gian hoạt động như sau:

+ Trước 10h sáng và sau 14h chiếm 99% trong tia nắng chiếu xuống mặt đất

+ Từ 10h sáng đến 14h chiếm 95%

Tia UVA không trực tiếp làm đen da như tia UVB nhưng còn độc hại hơn vì chúng phá hủy collagen và elastin, khiến da nhanh chóng bị lão hóa với những vết nám, sạm da và những nếp nhăn già cỗi, thậm chí về lâu dài sẽ gây ung thư da.

Tia UVA tồn tại ở tất cả các ngày trong năm và tác hại của tia không phụ thuộc vào độ cao, mùa hay thời tiết (phải nhớ kĩ điều này, kể cả trời râm thì trong đó vẫn đầy rẫy tia UVA) vì tia UVA xuyên qua mây, bê tông, kính cửa sổ, kính xe hơi, quần áo, bị phản chiếu bởi nước, cát… Do đó tia UVA tồn tại mọi lúc mọi nơi và gây ra các tổn thương sâu ở da. Nói tóm lại, khi nghĩ đến UVA, các bạn hãy nghĩ đến những vết nám, vết nhăn và sự lão hóa da.

Tia UVB tác động trực tiếp lên bề mặt da

Thời gian hoạt động:

+ Trước 10h sáng và sau 14h chiếm 1% trong tia nắng chiếu xuống mặt đất

+ Từ 10h sáng đến 14h chiếm 5%

Sở dĩ tia UVB chiếm tỉ lệ ít trong tia nắng chiếu xuống mặt đất vì đa số đã bị tầng ozon cản lại. Tầng ozon có tác dụng như một tấm lá chắn ngăn không cho tia UVB, UVC không cho xuống trái đất. Tuy nhiên với tác hại của việc nóng lên toàn cầu, chúng ta nghe nói đến hiện tượng “thủng” tầng ozon, thực chất là tầng ozon ở đó bị mỏng đi, đồng nghĩa với việc tia UVB sẽ được “thả rông” xuống bề mặt trái đất nhiều hơn, gây nguy hại hơn.

Tác hại của tia UVB thay đổi theo mùa, thời tiết, độ cao. Tác hại càng lớn vào mùa hè, trong khoảng thời gian có ánh nắng gay gắt nhất trong ngày ( từ 11h sáng đến 15h) và càng lên cao thì tác hại càng lớn. Tuy vậy, tia UVB không xuyên qua mây, kính nên không gây tổn thương da khi chúng ta ngồi trong bóng râm, ở trong nhà, trong xe hơi và vào những ngày mưa. Tia UVB gây tổn thương nông và cấp tính ở da: gây đỏ da, phỏng nắng, rám nắng.

Làm sao để tránh tác hại của tia UV?

Chúng ta vẫn có thể hưởng thụ được những phút thư giãn ở ngoài trời, nếu chúng ta thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây:

+ Rút ngắn thời gian tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ngoài trời. Khi bạn ra khỏi nhà, hãy tự che chắn mình khỏi các tia UV bằng cách đội mũ, mang giày, mặc quần áo dài. Bảo vệ cặp mắt của bạn bằng cách đeo các loại kính có khả năng chắn tia UV.

+ Mang các loại màng chắn bức xạ mặt trời ở các phần da không được che phủ bởi quần áo và kem chống nắng. Nếu bạn đang mặc đồ tắm, nên hạn chế tiếp xúc với bức xạ mặt trời bằng cách ngồi trong bóng râm.

Những điều cần biết về KEM CHỐNG NẮNG

Kem chống nắng được chia làm 2 loại : sunblock và sunscreen

Chống nắng Sunblock (chống nắng vật lý): bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ, khuếch tán, giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da. Sunblock không chứa những hóa chất mạnh như sunscreen nên là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm. Không may là có nhiều loại kem chống nắng ghi là “sunblock” trong khi thực tế chỉ là sunscreen.

Để đảm bảo khi mua sunblock, các  bạn hãy xem kỹ trong thành phần có chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide không nhé, (hai chất này ít kích ứng da và chống UV rất tốt). Zinc oxide an toàn hơn titanium dioxide. Với sunblock, các bạn không phải bận tâm nhiều đến việc thoa lại kem vì sunblock bảo vệ rất lâu. Càng ngày, sunblock càng chứng tỏ có nhiều ưu điểm hơn sunscreen. Nhược điểm nhỏ của sunblock là trông thấy rõ khi thoa lên da, làm da bị bệch màu ko tự nhiên (sau này có một vài loại sunblock rất tiệp với màu da).

  • Nguyên lý hoạt động: tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của KCNVL là là Zinc oxide và Titanium dioxide.
  • Ưu điểm: Rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng.
  • Nhược điểm: Vì tạo một lớp màng bảo vệ nên nó sẽ để lại trên mặt bạn một lớp trắng xoá như chú hề, để lâu gây cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn. Hiện nay với công nghệ mỹ phẩm hiện đại, các loại kem chống nắng thế hệ mới có thành phần cấu tạo từ vi hạt đã phần nào cải thiện được yếu điểm trên, lớp kem chống nắng không còn trắng xóa mà chỉ còn lại một màng trắng mỏng. Với ai có trang điểm thì có thể che đi bằng kem nền phấn phủ nên không đáng lo ngại. Nhưng bạn nào mà không trang điểm, da lại hơi ngăm thì kem chống nắng vật lý sẽ khiến mặt bạn có màu kỳ cục lắm đó.

Chống nắng Sunscreen (chống nắng hóa học): hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB, nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA. Ngoài ra khi dùng sunscreen các bạn vẫn phải chịu khó bôi kem lại sau khoảng 2-3 giờ vì thời gian chống nắng của sunscreen khá thấp. Sunscreen có ưu điểm là tiệp với màu da. Khi chọn sunscreen, hãy xem trong thành phần có chứa một trong các chất octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone không.

  • Nguyên lý hoạt động: hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da . Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… nhưng bạn chẳng cần nhớ đâu. Cách đơn giản nhất để nhận biết đó là nhìn xem trong thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxidekhông, nếu có thì đó là kem chống nắng vật lý, không có thì là kem chống nắng hóa học.

kem-chong-nang-sunscreen

  • Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa.
  • Nhược điểm: không bền vững dưới nắng nên sau 2h thì bạn nên bôi lại, và phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng.

TUY NHIÊN, không phải kem chống nắng nào cũng ghi chú rõ là Sunblock và Sunscreen. Rất nhiều loại kem chống nắng chỉ ghi đơn giản là SUN CREAM. Vậy thì làm sao để chọn được loại kem chống nắng giúp bảo vệ da tốt nhất? Câu trả lời là chỉ cần hiểu rõ về chỉ số SPF và PA, bạn sẽ biết cách chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp.

Chỉ số SPF, PA của kem chống nắng là gì?

chi-so-spf-kem-chong-nang-la-gi

SPF (Sun Protection Factor) đo khả năng chống tia UVB, SPF càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút). Tuy nhiên không phải SPF càng cao càng tốt, nguyên nhân tại sao Hannah đã giải thích rất rõ ràng trong bài trước, các bạn vui lòng đọc lại nhé

PA (Protection Grade of UVA) đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).

Bạn nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ một cách tốt nhất. Tất cả các loại kem chống nắng đều chống được UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA. Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVA và UVB trên bao bì thường ghi như sau:

  • SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++)
  • UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí nếu là UV A/B/C thì quá tuyệt
  • Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng)

Còn nếu sản phẩm ghi mỗi chỉ số SPF nghĩa là chỉ chống được UVB thôi nhé, tất nhiên là không sao, vẫn dùng được, tuy nhiên sẽ không bảo vệ da một cách trọn vẹn được thôi.

Tư vấn chọn mua CHỐNG NẮNG PHÙ HỢP VỚI TỪNG LOẠI DA

1/ Kem chống nắng cho DA DẦU

Đây là một trong những làn da khó chịu bậc nhất trong việc chọn lựa mỹ phẩm sao cho phù hợp. Nhất là trong thời tiết mùa hè khó chịu, dễ làm da bạn bóng nhờn hơn bao giờ hết.

chong nang cho da dau

Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

2/ Chống nắng cho da nhạy cảm/ sensitive skin

Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

3/ Chống nắng cho DA KHÔ/ dry skin

Giống với việc chọn lựa những loại mỹ phẩm khác, các cô nàng da khô muốn tìm cho mình kem chống nắng phù hợp nên cân nhắc đến thành phần dưỡng ẩm.

Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

4/ Kem chống nắng cho da mụn

Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu

Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

5/ Kem chống nắng cho người đi bơi/ đi biển

Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

6/ Chống nắng cho da hỗn hợp

Với các cô gái có làn da vừa khô lại vừa dầu, thật nhức đầu khi phải chọn lựa cho mình một tuýp kem chống nắng chiều chuộng được làn da “đỏng đảnh”. Lời khuyên dành cho các nàng là đây.

Với các nàng da hỗn hợp thiên dầu các bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng được gắn nhãn “oil – free”.

Còn ngược lại, với những cô gái có làn da hỗn hợp ít dầu và có nhiều vùng da khô, các nàng nên chọn những sản phẩm kem chống nắng giàu dưỡng chất dưỡng ẩm.

Vào mùa hè các nàng có thể ưu tiên sử dụng sunblock còn về mùa đông thì sunscreen lại là lựa chọn không tồi chút nào đâu.

7/ Sử dụng kem chống nắng khi trang điểm, chơi thể thao

Nếu hay trang điểm thì bạn nên chọn kem chống nắng vật lý để khỏi phải bôi lại sau 2h, bôi lại kem chống nắng lên trên lớp trang điểm thì trông rất kỳ cục, mà bạn cũng không thể cứ 2h lại tẩy trang để bôi KCN rồi lại makeup được. Nếu da bạn đổ dầu và bạn lo lắng giảm tác dụng của kem chống nắng thì dùng giấy thấm dầu rồi phủ lại phấn có SPF15-20 là đủ. Hiện giờ đa số các loại phấn phủ đều có SPF nằm trong khoảng đấy. Còn nếu da bạn ko đổ dầu và không có quá nhiều mồ hôi thì cứ để yên vậy thôi.

Nếu bạn không hoặc ít trang điểm, da có dầu và ghét cảm giác nhờn bí thì có thể chọn kem chống nắng hóa học. Nhưng bạn phải luôn nhớ bôi lại kem sau 2-3h nếu ở ngoài nắng đấy. Còn nếu bạn ngồi phòng mát điều hòa, không đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước thì OK, có thể bôi lại sau 3-4h. Trước khi bôi lại thì rửa sơ qua mặt, thấm khô bớt rồi mới bôi nhé.

Đối với cá nhân tớ – da hỗn hợp, tớ ghét cảm giác da bị bí bách vào mùa hè nên hay dùng kem chống nắng hóa học, còn mùa đông dùng kem chống nắng vật lý, tuy nhiên phải thừa nhận một điều là dùng kem chống nắng vật lý thì an toàn và bền vững hơn. Đa phần tớ dùng đồ của Hàn và một chút của Nhật vì nó hợp với làn da đậm chất Châu Á của tớ, đồ Âu Mỹ tớ rất ít trải nghiệm nên tớ sẽ không đề cập đến nhiều nha.

Sử dụng kem chống nắng như thế nào là đúng cách?

Mặc dù số SPF càng cao thì càng bảo vệ được người sử dụng, tuy nhiên tác dụng này không ổn định do bụi, mồ hôi, quần áo và nước cũng như việc sử dụng đúng cách của người sử dụng. Do đó, thời gian bảo vệ da bạn khỏi nắng thực tế của các sản phẩm này chỉ bằng khoảng 50-60% thời gian trên lý thuyết. Do đó, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần thực hiện đủ các lưu ý sau đây:

1.  Thoa  kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài (thoa rồi ra nắng liền là kem chưa phát huy được tác dụng đâu nha)

2. Thoa đúng độ dày 0,2mm kem lên da để kem chống nắng có tác dụng bảo vệ tối ưu (đây là con số nghiên cứu, thực tế rất khó để xác định độ dày này, cho nên để đảm bảo hiệu quả các bạn nên thoa thêm 1 lớp kem chống nắng, thoa mỏng quá sẽ ko có nhiều hiệu quả)

3. Trường hợp bạn phải ở ngoài nắng nhiều: vd đi du lịch, tăm biển, chạy xe ngoài nắng v.v.. thì phải nhớ thoa lại kem chống nắng cứ sau mỗi 2 tiếng đồng hồ vì trong quá trình vận động và ra mồ hôi thì lớp kem chống nắng đã thoa của bạn sẽ bị mất đi ít nhiều.

Tóm lại

Như vậy, khi lựa chọn kem chống nắng bạn cần quan tâm tới chỉ số SPF và PA. Kem chống nắng có chỉ số PA+++ mang lại hiệu quả tối ưu nhất (hiện này cũng có một số sp có chỉ số PA lên đến 4 cộng, tuy nhiên các sp này khá hiếm). Về chỉ số SPF khuyến khích các bạn dùng từ 30 -50 để đạt được hiệu quả tốt hơn do các yếu tố thay đổi về môi trường và khí hậu hiện nay. Tránh dùng các sp chống nắng có chỉ số SPF cao hơn 50 sẽ làm da bị khô ráp, hơn nữa hiệu quả chống nắng cũng ko chênh lệch nhiều so với các sp chống nắng có chỉ số từ 30-50.

tu khoa lien quan

  • kem chống nắng của hãng nào tốt
  • kem chống nắng vichy dùng tốt không
  • kem chống nắng cho da nhờn mụn
  • review kem chống nắng cho da dầu mụn
Tags

Bài viết liên quan

Close