[Quan trọng] Bà bầu có được dùng mỹ phẩm trong thai kỳ, cho con bú?
Trong quá trình mang thai, làn da của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Xuất hiện đồi mồi, nhám, quá khô, quá nhờn đều là những hiện tượng mà những nàng “bầu bí” đều có thể gặp. Bên cạnh đó, ở độ tuổi mang thai phổ biến, từ 25 – 30 cũng là lúc làn da có dấu hiệu thoái hóa, cần có sự chăm sóc và tương tác nhiều hơn với “người bạn” mỹ phẩm. Làm sao để cân bằng giữa việc làm đẹp cùng mỹ phẩm và đảm bảo cho sức khỏe thai nhi?
Những lưu ý khi dùng mỹ phẩm cho bà bầu
1/ Mỹ phẩm có mùi hương có thể gây dị tật bẩm sinh
Các hóa chất được tìm thấy trong nước hoa có thể gây dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của em bé. Vì thế, ngay cả những sản phẩm dưỡng da, sữa tắm có quá nhiều hương thơm cũng cần hét sức cẩn trọng khi sử dụng.
2/ Không được dùng kem trị mụn
Retinoid là chất thuộc vitamin A, được dùng trong kem và thuốc trị mụn trứng cá. Hầu hết thai phụ đều được khuyên về mối nguy hiểm của Accutane (một loại retinoid, còn gọi là isotretinoin), dùng để điều trị trứng cá nặng.
Dưới dạng thuốc uống, retinoid được khuyên nên tránh trong suốt thai kỳ và ngay cả một tháng trước khi có ý định mang thai.
Hai thành phần được sử dụng nhiều trong kem này là benzoyl peroxide và hydrocortisone đều có thể gây dị tật cho thai nhi. Dù một số chị em thường có xu hướng nổi mụn trong thời gian mang bầu, có thể trao đổi với bác sĩ về việc uống erythromycin, được coi là an toàn cho thai phụ. Hãy thử các biện pháp trị trứng cá tự nhiên hoặc dùng một lượng nhỏ benzoyl peroxide.
3/ Không được dùng các loại gel xịt tóc
Nguyên nhân là các sản phẩm làm tóc có chứa hóa chất có hại như phthalates có thể gây dị tật bẩm sinh đường tiết niệu của thai nhi.
4/ Sơn móng tay rất có hại cho thai nhi
Thuốc sơn móng tay được chế xuất từ nitơrat hóa crllulose kết hợp với một số chất hóa học như axiton và các chất liệu màu hóa học. Những vật chất hóa học này có tính độc hại nhất định đối với cơ thể.
Do vậy, thai phụ khi sơn móng tay có khả năng nguy hại đến thai nhi trong bụng. Khi thai phụ chế biến thức ăn hoặc cầm trực tiếp thức ăn bằng tay các chất này có thể bong ra và bám vào thức ăn từ đó đi vào cơ thể. Qua nhau thai và máu xâm nhập vào cơ thể thai nhi tích lũy nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa con.
Ngoài ra, thai phụ khi đến bệnh viện khám thai càng không nên sơn móng tay. Bởi vì thuốc sơn móng tay sẽ làm che khuất màu sắc thực của móng gây cản trở cho bác sĩ khám và chuẩn đoán.
5/ Thuốc nhuộm tóc
Từ giữa thời kỳ thai nghén về sau, tóc người phụ nữ thường rất giòn, rẫt dễ rụng, nếu đi uốn sấy tóc sẽ làm cho tóc rụng thêm. Mặt khác, trong thuốc uốn tóc thường có thioglycolat amon (muối của axit thiglycolic) có tính độc, nếu dùng liên tục dễ gây hại cho bào thai.
Người đang có thai cũng không nên nhuộm tóc. Hóa chất paraphenylene diamin thường có trong thuốc nhuộm tóc gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Một số tài liệu còn nói mạnh mẽ: một số loại thuốc nhuộm tóc có tác hại gây dị dạng thai, gây ung thư da và ung thư vú…
6/ Không dùng mỹ phẩm trị nám, tàng nhang
Tình trạng nám, tàn nhang khi có bầu cũng khá phổ biến. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và vết nám sẽ biến mất sau khi sinh. Tuyệt đối không được sử dụng mỹ phẩm trị tàn nhang hay các vết thâm nám khi chưa có ý kiến của bác sĩ, bởi đa số mỹ phẩm đều có chứa thủy ngân, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Có thể hạn chế vết thâm nám, tàn nhang bằng cách tránh tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc có thể dùng kem chống nắng chứa chất bảo vệ tự nhiên, mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội nón rộng vành. Bên cạnh đó, cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa, ngủ đủ giấc…
Danh sách những thành phần trong mỹ phẩm gây hại cho bà bầu, NÊN TRÁNH
- Retin A/Accutane, Retinoids, Vitamin A và các thành phần có nguồn gốc từ Vitamin A: một trong những thanh phần đứng đầu trong danh sách tránh sử dụng, việc sử dụng thành phần này trong thời kỳ mang thai dễ gây ra các khuyết tật cho em bé.
- Các thành phần HA: Salicylic acid, Lactic acid, Glycolic Acid, Citric acid (đôi khi có trong thành phần của sản phẩm nhằm mục đích điều chỉnh độ pH của mỹ phẩm, có thể sử dụng với tỉ lệ cho phép).
- Dihydroxyacetone: DHA thành phần chủ yếu có trong sản phẩm làm nâu da.
- Hydroquinone: Thành phần chính có trong các sản phẩm làm trắng da trôi nổi trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các sản phẩm lột da, tẩy trắng không rõ nguồn gốc hoặc do Trung Quốc sản xuất.
- Kojic Acid: Thành phần làm trắng da, được sử dụng để điều trị tăng sắc tố, chống oxy hoá.
- Benzoyl Peroxide: Thành phần chủ yếu có mặt trong các sản phẩm điều trị mụn.
- Paraben – Chất bảo quản trong mỹ phẩm như Methyl, Ethyl, Propyl, Butyl Paraben…
- Sunscreen – Thành phần chống nắng có nguồn gốc hóa học như: Cinnamates, Octocrylene (thành phần chống nắng UVB), salicylat, và UVA là Benzophenones, Avobenzone, Zinc hay dioxide titanium.
- Liệu pháp Laser: xóa xăm, xóa sẹo, điều trị nám, tàn nhang…liệu pháp điện chuyển ion (iontophoresis): trẻ hóa da, nâng cơ…: khi mang bầu các bà mẹ cần tránh sử dụng các điều trị trên để tránh các tác hại từ máy móc ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Lời khuyên dành cho bà bầu khi sử dụng mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, mỹ phẩm sử dụng trong thời gian 9 tháng 10 ngày nên là những dòng sản phẩm chứa ít hóa chất, chiết xuất từ thiên nhiên và tận dụng tối đa những nguồn mỹ phẩm chưa qua tác động của công nghệ chế biến, như hoa quả, rau củ… Trong thời gian thai kỳ và cho con bú, nếu muốn trang điểm, bà bầu nên chú ý những điều sau đây:
- Tẩy trang cẩn thận và triệt để sau khi trang điểm, nhưng không nên lạm dụng nước tẩy trang. Dùng nước vo gạo, các loại sữa tươi để rửa sạch mặt là cách làm đẹp hữu hiệu và an toàn.
- Tránh trang điểm đậm, đặc biệt là làn da và đôi môi.
- Hạn chế dùng những loại hóa mỹ phẩm có chứa chì, đồng. Các loại mỹ phẩm có thành phần đơn giản, gần với thiên nhiên sẽ đặc biệt phù hợp cho các bà mẹ tương lai.
- Không sử dụng các loại chì để kẻ lông mày, môi và mắt.
- Hạn chế tối đa việc tô son môi, vì trong son môi có chứa nhiều chì. Nếu tô son, khi uống nước, nên thận trọng tránh để son môi dính vào nước và theo đường tiêu hóa ngấm vào cơ thể.