Mỹ phẩm

Chất bảo quản dùng trong mỹ phẩm có đáng sợ như tin đồn?

Chất bảo quản dùng trong mỹ phẩm giúp sản phẩm không bị phân hủy, cũng như kéo dài thời gian sử dụng, nhưng nếu nhà sản xuất lạm dụng, vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc sử dụng chất cấm sẽ rất nguy hiểm đối với người dùng.

Chất bảo quản dùng trong mỹ phẩm là gì?

Theo các chuyên gia, dị ứng với mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do chất bảo quản. Chất này được sử dụng nhằm ức chế, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn, giúp sản phẩm không bị phân hủy, cũng như kéo dài thời gian sử dụng, nhưng nếu nhà sản xuất lạm dụng, vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc sử dụng chất cấm sẽ rất nguy hiểm đối với người dùng.

chat bao quan 0

Nghiên cứu mới cho thấy chất kháng khuẩn và chất bảo quản trong các sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, về lâm sàng xem xét theo nguyên tắc nguyên nhân và hậu quả rất khó xác định một người nào đó bị dị ứng chất bảo quản, hay nói cách khác chỉ có thể nhận định chung là dị ứng mỹ phẩm thay vì chỉ ra nguyên nhân do chất bảo quản nào có trong sản phẩm.

Nếu những sản phẩm bôi ngoài da sử dụng chất bảo quản quá liều hoặc bị cấm thì ảnh hưởng trực tiếp đến da, nhưng nếu là thực phẩm chức năng được giới thiệu có công dụng làm đẹp, chống lão hóa da, làm trắng, xóa nám, tàn nhang, trị mụn… sử dụng bằng đường uống, nếu ngộ độc, dị ứng chất bảo quản sẽ rất nguy hiểm.

Tác hại của chất bảo quản mỹ phẩm có thể gây ung thư

Nguyên do gần đây đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các chất này có thể nguy hiểm cho sức khỏe và tác động đến hệ nội tiết.

1/ Dẫn chất paraben có thể gây ung thư vú

Theo PGS.TS.BS. Lê Ngọc Diệp – Trưởng Phòng khám Da liễu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; giảng viên Bộ môn Da liễu Đại học Y Dược TP.HCM, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi các Sở Y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.Trong đó, quy định cụ thể một số chất sử dụng trong mỹ phẩm như Butylparaben, Propylparaben và 5 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào Annex II, không được dùng trong mỹ phẩm. Thời hạn áp dụng quy định đối với 5 paraben chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/7/2015.

Chất bảo quản dùng trong mỹ phẩm có hại cho da không?

PGS.TS.BS. Lê Ngọc Diệp, cho biết, các chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) là hỗn hợp MCT + MIT theo tỉ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch với nồng độ không quá 0,0015%; hỗn hợp MCT + MIT theo tỉ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm.

Paraben và Methylisothiazolinone là các chất có mặt trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Trong đó được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da, mascara, nước tẩy trang, kem cạo râu và nhiều sản phẩm dùng cho trẻ em như khăn ướt lau em bé, sữa tắm… Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các chất này có thể nguy hiểm cho sức khỏe và tác động đến hệ nội tiết.

Paraben là tên gọi chung của nhóm chất bảo quản hóa học được sử dụng rộng rãi nhất trong các mỹ phẩm. Những dạng paraben phổ biến nhất được sử dụng trong mỹ phẩm là methylparaben, propylparaben, và butylparaben. Thông thường, người ta sẽ phối hợp các gốc paraben để giúp làm giảm liều lượng của chất này trong sản phẩm đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Nhưng đối với các sản phẩm được sản xuất trong điều kiện vệ sinh kém, nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng, cơ sở sản xuất thường lạm dụng Paraben vượt giới hạn cho phép gấp nhiều lần để chống nấm mốc, vi khuẩn…

Paraben là biến thể của dầu hỏa, trong các sản phẩm mỹ phẩm được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn để ngăn ngừa sự oxy hoá của sản phẩm. Do có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ nên có thể làm rối loạn cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây viêm da kích ứng. Paraben còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương. Propyparaben giảm khả năng sinh sản ở nam.

2/ Các chất có hại khác cũng rất nguy hiểm

Cũng theo PGS. Lê Ngọc Diệp, còn có nhiều chất có hại khác trong mỹ phẩm. Cụ thể, mineral oil (cũng được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/paraffinum liquidum/paraffin oil), chất này có tác dụng làm mềm da. Nhưng lại có tác hại, ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Sodium Laureth Sulfate là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ. Tuy nhiên, chất này gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thủy tinh thể và các vấn đề khác về mắt.

Là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, cũng là chất được dùng để làm mát trong phanh xe và tủ lạnh, Propylene (PG)/Butylene Glycol là một chất rất độc hại, có thể thấm vào da rất nhanh chóng. Khuyến cáo không nên tiếp xúc trực tiếp để đề phòng những ảnh hưởng xấu đến não, gan và thận. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hóa nhanh hơn. DEA/MEA là chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…) gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.

Loại chất bảo quản Phenoxyethanol bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ phẩm, tỉ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Phenoxyethanol có thể gây nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Trong khi đó, các họ hợp chất Phthalates rất hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Triclosan là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam. Nhiều nhà khoa học cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại “siêu côn trùng” kháng thuốc nguy hiểm.

Trong mỹ phẩm, các nhà sản xuất cũng sử dụng các chất bảo quản DMDM hydantoin/ Ure lmidazolidinyl. Đây là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon. Hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, phản ứng da, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn kinh, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh hoặc hen suyễn, ho lâu dài và cảm lạnh.

Benzoyl Peroxide là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn. Benzoyl Peroxide được đánh giá: tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương AND ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Rất độc nếu hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp. Dẫu nguy hiểm nhưng theo BS. Ngọc Diệp, hiện các bác sĩ vẫn phải thường xuyên sử dụng để điều trị mụn trứng cá, do chưa có chất thay thế. Chỉ có điều, bác sĩ sẽ cố gắng giảm nồng độ để giảm bớt các tác hại.

PGS. Lê Thị Ngọc Diệp khuyến cáo, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về các tác hại các hóa chất sử dụng để từ đó giúp Cục quản lý Dược đưa ra các khuyến cao và quy định về các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm cũng như nồng độ tối đa cho phép sử dụng. Bên cạnh đó, cũng cần thông tin rộng rãi để người dân biết rõ tác hại những chất nguy hiểm trong mỹ phẩm, từ đó lựa chọn những sản phẩm tốt, đã được kiểm tra, kiểm định chặt chẽ, đảm bảo chất lượng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

15 hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm cần phải tránh

Dưới đây là một số loại chất có hại thường thấy trong mỹ phẩm và cần tránh mua các sản phẩm có chứa chúng:

1. Paraben (methy paraben/ propyl paraben/ butyl paraben/ ethyl paraben/ isobutyl paraben/ propyl parahydroxybenzoate) thường có trong mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm hoặc dầu gội.

2. Phthalate: Thường được che giấu trên thành phần ghi ở nhãn mác dưới cái tên “fragrance” (hương liệu).

3. Imidazolidinyl Urea & DMDM hydantoin: Các dẫn xuất của formaldehyde, thường được dùng cho các sản phẩm dưỡng da, cơ thể và chăm sóc tóc, sơn móng tay…

4. Fragrance: Hương tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Đây là một trong những hóa chất được đánh giá độc hại nhất. Chúng thường có trong dầu gội, kem chống nắng, kem dưỡng da và các sản phẩm dưỡng thể.

5. Triclosan: Được so sánh độc hại ngang chất độc màu da cam, hóa chất này có trong các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh, kem đánh răng và các sản phẩm gia dụng.

6. Sodium Laureth/ Lauryl Sulfate (SLS): SLS là chất tạo bọt phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ giá thành rất rẻ. Bạn có thể bắt gặp SLS trong rất nhiều sản phẩm tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm trang điểm, dầu gội, kem đánh răng… Tác động của nó có thể gây kích ứng da, rụng tóc, bào mòn da… Khi dùng nhiều cho trẻ em, có thể gây ra đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác.
7. Formaldehyde/ Quaternium – 15: Được sử dụng như chất bảo quản trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc.

8. Polylene Glycol: Đây là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, thường gặp ở kem dưỡng da, phấn má, mắt dạng kem, xịt khoáng… Chất này cũng được dùng để làm mát phanh xe và tủ lạnh trong công nghiệp. Nó có thể gây tổn thương gan và thận. Ngoài ra, nếu tiếp xúc trong thời gian dài, sẽ gây kích ứng da, khiến da lão hóa nhanh hơn.

9. PEG (Polyethylene glycol): Thường được đưa vào trong thành phần của các chất tẩy rửa và nhiều sản phẩm chăm sóc da, tóc…

10. Mineral Oil (Dầu khoáng): Được chiết xuất từ dầu thô, đây là chất thường gặp trong hầu hết loại kem dưỡng ẩm. Mineral oil có thể gây kích ứng da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn, thậm chí ung thư. Gần như 100% sản phẩm dành cho trẻ em đều có chứa mineral oil.

11. Talc: Đây là thành phần chính trong nhiều loại phấn rôm dành cho trẻ em, các loại phấn trang điểm dạng bột như phấn phủ, má, mắt… Talc là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, ung thư buồng trứng và da. Dù FDA của Mỹ cho phép sử dụng talc trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, các công ty phải xử lý loại bỏ asbetos, một tác nhân gây ung thư. Tuy nhiên, khó có thể quản lý quy trình sản xuất và kiểm nghiệm thành phần mỹ phẩm của các công ty.

12. DEA (Diethanolamine), MEA (Monoethanolamine), TEA (Triethanolamine): Đây là những chất tạo bọt, có trong hầu hết dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm trang điểm, nước hoa… Khi cả DEA, MEA và TEA đều có trong thành phần mỹ phẩm, chúng sẽ tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư.

13. Petrolatum: Đây cũng là một dạng của dầu khoáng, nó có chứa hai chất gây ung thư nổi tiếng: Benzo-A-pyrene và Benzo-B-Fluroanthene.

14. Boric Acid: Thường có trong thành phần của các loại kem chống hăm.

15. Bronopol: Thường có trong các loại khăn ướt.

Tags

Bài viết liên quan

Close