Son môi

#5 son dưỡng môi thiên nhiên AN TOÀN đáng mua nhất 2020

Sử dụng son dưỡng môi là điều nên làm nếu môi bạn bị thâm, bị khô do trang điểm thường xuyên hoặc đi nắng nhiều. Tuy nhiên khi dùng son dưỡng môi bạn nên chọn sản phẩm có thành phần phù hợp, không nên lạm dụng son dưỡng môi. Để có bờ môi mọng nước, hồng hào thì ngoài việc bảo vệ môi bạn nên kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý, nhiều vitamin, hạn chế cafe, thuốc lá, và những chất có hại cho môi, da.

A. Vì sao cần phải dưỡng môi?

Môi là bộ phận rất nhỏ nhưng không kém phần quan trọng của cơ thể. Khác với những vùng da khác trên cơ thể, da môi rất mỏng và khác da mặt ở chỗ nó không có tuyến nhờn, không có những lớp mô che bảo vệ, ít sắc tố melanin nên khả năng ngăn chặn các tia tử ngoại của mặt trời rất yếu. Vì vậy da môi mất độ ẩm nhanh hơn những phần da khác.

[adinserter block=”1″]

Môi lại hoạt động rất thường xuyên như ăn uống, nói chuyện, cười duyên… và cả thể hiện cảm xúc như hôn. Vì thế dưỡng môi là điều quan trọng để giúp bạn có 1 đôi môi mềm mại cũng như bảo vệ chúng trước điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, khi đông lạnh cũng như mùa hè hanh khô.

son-duong-moi-tri-tham

Lựa chọn loại dưỡng môi thích hợp có thể sẽ khiến bạn bối rối trước hàng loạt sản phẩm dưỡng môi hiện có mặt ngoài thị trường. Điều này càng rắc rối hơn khi phải lựa chọn loại dưỡng môi có mùi hương yêu thích mà vẫn đủ hiệu quả cho làn môi mỏng manh của bạn.

Giữ ẩm cho đôi môi là phần quan trọng nhất của việc dưỡng môi. Đừng khiến chúng khiến bạn phải nhăn nhó khi cười hoặc khô nẻ khiến gương mặt bạn ảm đạm và thiếu sức sống.

Tác dụng của son dưỡng môi được đề cập đến rất nhiều nhưng nổi bật và đáng lưu ý nhất là 5 tác dụng sau đây: làm mềm và tăng cường độ ẩm cho môi, có thể sử dụng như một lớp nền dưỡng trước khi tô son môi, son dưỡng có màu giúp tạo cho môi vẻ đẹp tự nhiên, chống lại những tác động có hại của ánh nắng mặt trời, chống nhăn và giúp trẻ hóa môi.

son duong moi tot

B. TIPS chọn & sử dụng son dưỡng môi phù hợp, an toàn

Thành phần son dưỡng chiết xuất từ thiên nhiên là tốt nhất

  • Nên chọn kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi với các thành phần tinh dầu tự nhiên như lô hội, mật ong, dầu hạnh nhân, sáp ong, bơ đậu mỡ, tinh dầu ôliu, vitamin C, vitamin A …
  • Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng môi có SPF. Kem dưỡng môi có SPF tối thiểu là 15 sẽ giữ cho đôi môi của bạn mịn màng hơn. Nếu kem dưỡng môi vẫn khiến môi của bạn bị thâm thì hãy ngưng ngay lập tức.
  • Hầu hết các loại son dưỡng trên thị trường đều chứa dầu mỏ. Loại này chắc chắn không hề tốt cho sức khỏe rồi. Về lâu dài dầu mỏ làm môi bị khô và có thể khiến môi thâm sạm lại. Nếu thấy trong thành phần có chứa mineral oil (còn có tên là liquid paraffin, white oil, liquid petroleum) thì chính là là son dưỡng có chứa dầu mỏ. Ví dụ vaseline (còn gọi là petroleum jelly) hay carmex là loại này.
  • Shea butter rất tuyệt vời trong việc giữ ẩm, làm mềm mại đôi môi và nó có thể thay thế dầu mỏ. Không những thế, nó còn chứa một vài thành phần thiết yếu giúp trẻ hóa đôi môi và tăng độ đàn hồi.

C. 5 son dưỡng môi đáng mua nhất 2020

1/ Dưỡng môi DHC thần thánh

Với nhiều hợp chất chiết xuất từ thiên nhiên như dầu oliu nguyên chất, vitamin E, cam thảo, … giúp làm mềm, dưỡng ẩm trong thời gian dài và giúp chống thâm môi nên các bạn cứ yên tâm.

  • Giá: 180k, chi tiết xem ở đây

duong moi dhc

Các bạn có thể thoa đều lên môi hằng ngày và dùng như một lớp son lót trước khi thoa son màu để giữ ẩm môi nhé! Ngoài ra các bạn cũng nên thoa trước khi ngủ để lớp tế bào chết bị loại bỏ khỏi môi của các bạn.

2/ Dưỡng môi Bioderma Atoderm Levres Stick Hydratant

Son dưỡng môi Bioderma Atoderm Levres Stick Hydratant là son dưỡng không màu đến từ thương hiệu Bioderma Pháp, chăm sóc dưỡng ẩm bờ môi của bạn khỏi hanh khô của mùa đông.

duong moi bioderma

Giá: 80.000 đồng

3/ Innisfree Glow Tint Lip Balm

Son dưỡng chứa thành phần dưỡng bao gồm rosehip oil, rose water và acacia collagen phục hồi làn môi thâm, nứt nẻ một cách hoàn hảo. Rosehip Oil chính là tinh dầu Tầm Xuân một loại tinh dầu thích hợp dùng cho làn môi nứt nẻ, hằn sâu, nhiều vết thâm và thường xuyên mất nước.

Giá: 140.000 đồng

4/ Dưỡng môi Innisfree Canola Honey Lip Balm

Canola honey lip balm stick cung cấp độ ẩm cho môi, làm mềm lớp tết bào chết, trả lại sắc hồng cho. Ngoài ra, sản phẩm còn đóng vai trò là lớp dưỡng hoàn hảo cho làn môi của bạn khi trang điểm bằng son lì, son lên màu.

Giá: 115.000 đồng

5/ Dưỡng môi Mediheal Labocare Pantenolips Healbalm

Dưỡng chất Vitamin và tinh dầu nụ tầm xuân có tác dụng kích thích tái tạo collagen và chiết xuất rau má giúp kháng viêm, chống khuẩn. Làm mềm và giữ ẩm cho đôi môi đồng thời cung cấp và duy trị độ ẩm. Gia tăng lượng collagen, cải thiện độ đàn hồi cho môi căng mịn.

duong moi Mediheal

Giá: 75.000 đồng

D. Nên chọn son dưỡng phù hợp với môi

Nên hết sức để ý xem loại son dưỡng môi của bạn đang sử dụng là sản phẩm của hãng nào? Thành phần dưỡng ra sao? Bạn cũng cần phải xem xét lại nếu chúng không thực sự hiệu quả khi sử dụng. Và cũng cần phải xem xét kỹ loại son môi bạn đang sử dụng liệu có thành phần nào trong đó khiến cho làn môi bị khô? Các tốt nhất, bạn các chuyên gia và nhờ họ tư vấn để có được loại son phù hợp với làn môi của mình.

Đừng lạm dụng son dưỡng môi quá mức

Đa phần chị em đều rất chú trọng đến việc dưỡng và bảo vệ môi. Hầu như ai cũng có ít nhất 1 thỏi son dưỡng trong túi xách với niềm tin rằng nó giúp bảo vệ đôi môi. Thực ra đây là một quan niệm sai lầm.

  • Dưỡng môi chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể giải quyết “tận gốc” vấn đề. Nếu dùng thường xuyên với cường độ cao sẽ chỉ làm cho chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nó do cơ chế tự bảo vệ bị “vứt xó”.
  • Biện pháp khắc phục: Không nên thoa dưỡng môi quá 3 lần/ngày. Trước khi thoa dưỡng môi nên lau sạch son cũ vì bụi bẩn thường bị “hút vào”. Ngoài ra, khi chon son dưỡng môi không nên chọn loại son có chứa phenol hoặc axit phenol, nếu không sẽ gây hiệu ứng ngược.

Ngoài dùng dưỡng môi, lúc đi ngủ có thể bôi vaseline rồi thoa thêm một lớp dưỡng môi bên ngoài. Đắp mặt nạ cho môi theo cách này sẽ giúp đôi môi bóng mượt, mịn màng.

Nếu cảm thấy môi quá khô thì có thể bôi thêm ít dầu ăn. Nếu môi đã bị nứt nẻ rồi có thể bôi một số loại thuốc do bác sỹ da liễu chỉ định đồng thời uống thêm vitamin B2 phòng chống vi khuẩn lây nhiễm.

Nếu môi bị thâm, khô thì phải làm sao?

  • Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamins nhóm B có nhiều trong hạt ngũ cốc, rau xanh, thịt, trứng, gan, sữa, men bia rượu…
  • Tránh uống thức uống sẫm màu như café, trà đặc. Giảm hút thuốc lá và hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, khói bụi và nước mưa chứa axit.
  • KHÔNG sử dụng son môi trôi nổi và không rõ nguồn gốc xuất xứ ngoài thị trường, son môi đã hết hạn sử dụng.
  • Sử dụng son môi có chiết xuất tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại.
  • NÊN thoa một lớp son bóng có tính dưỡng để nuôi dưỡng và giữ đổ ẩm cho môi.

Tags

Bài viết liên quan

Bài viết nổi bật

Close
Close